Giai đoạn 1 Dự án Thí điểm ứng dụng công nghệ Thực tế ảo, Thực tế tăng cường (XR) ở hai cấp giáo dục mầm non và trung học cơ sở Việt Nam

0
1155

Trong khuôn khổ dự án Thí điểm ứng dụng công nghệ Thực tế ảo, Thực tế tăng cường (XR) ở hai cấp giáo dục mầm non và trung học cơ sở Việt Nam, 6 trường thuộc 4 địa phương gồm: Lào Cai, Kon Tum, Đồng Tháp, Hà Nội đã được chọn thí điểm ứng dụng công nghệ thực tế ảo, thực tế tăng cường ở hai cấp giáo dục: Mầm non và Trung học cơ sở. Giai đoạn đầu của dự án đã kết thúc vào 31/3/2021 với rất nhiều kết quả rất đáng khích lệ

 Đây là Dự án tiên phong ứng dụng công nghệ thực tế ảo/thực tế tăng cường trong dạy/học tại các trường Mầm non và Trung học cơ sở (THCS) đã tích hợp chương trình dạy/học mô phỏng trực tuyến

hiện đại, đầu tiên ở cấp mầm non và THCS vào hệ thống giáo dục Việt Nam.  Với những địa bàn miền núi, vùng sâu xa còn nhiều khó khăn thì việc áp dụng công nghệ vào giảng dạy là một chặng đường dài nhiều thách thức. Nhưng công nghệ được xem như kỳ vọng cho hành trình xóa đi khoảng cách giáo dục giữa các vùng miền. Dự án đã góp phần xây dựng năng lực cho giáo viên sử dụng công nghệ XR như một công cụ sáng tạo, hỗ trợ nâng cao năng lực số và kỹ năng chuyển đổi cho học sinh vùng sâu vùng xa, đặc biệt hỗ trợ học sinh nữ, dân tộc thiểu số, góp phần xóa bỏ khoảng cách tiếp cận công nghệ giữa các vùng miền trong cả nước và giữa các đối tượng học sinh

Kết quả bước đầu

Tính đến ngày 31/3/2021, dự án đã đào tạo 95 giáo viên với 25% là người dân tộc thiểu số. Dự án cũng đã xây dựng bộ tài liệu gồm các giáo trình, video, bài mẫu Hướng dẫn dành cho giáo viên. 50 mô đun học tập và sách AR cũng đã được xây dựng trong quá trình triển khai dự án. Đối tác Umbalena, thầu phụ của dự án là doanh nghiệp edtech tiên phong trong lĩnh vức ứng dụng công nghệ, giúp trẻ em Việt Nam đọc sách mọi lúc mọi nơi đã được lựa chọn để trở thành đối tác xây dựng bộ sách ứng dụng Công nghệ Thực tế tăng cường (AR) đầu tiên do đội ngũ kỹ sư phần mềm và thiết kế đồ họa Việt Nam làm chủ công nghệ. Đã có 60 nuổi học được tổ chức giảng dạy thí điểm với công nghê AVR, các thầy cô giáo cũng như học sinh đều rất vui mừng và ủng hộ việc học tập ứng dụng công nghệ mới.

Bên cạnh đó dự án cũng đã có những đóng góp rất đáng biểu dương: tài trợ hạng mục giải thưởng XR trong cuộc thi “Giáo viên sáng tạo với e-learning” 2021 do Cục CNTT Bộ GD-ĐT khởi xướng – dành cho nữ giáo viên, giáo viên dân tộc thiểu số ứng dụng XR trong dạy học. Nhóm giáo viên nòng cốt của Dự án tập huấn online miễn phí cho các giáo viên, sinh viên ngành sư phạm đăng ký làm bài giảng XR.

Các kết quả được ghi nhận trong giai đoạn 1 đã đánh dấu thành công bước đầu của dự án trong việc thu hẹp khoảng cách số, khơi dậy niềm đam mê học tập cho trẻ em đặc biệt tại các khu vực khó khăn, đồng thời đóng góp những bài học kinh nghiệm là tiền đề mở rộng quy mô trong các giai đoạn tiếp theo.

Kế hoạch giai đoạn tiếp theo

Trong giai đoạn sắp tới, dự án sẽ triển khai lại 12 trường trên 04 tỉnh thành phố: Đồng Tháp, Hà Nội, Kon-Tum và Lào Cai, trong đó có 09 trường THCS, 02 trường Tiểu học và 01 trưởng mầm non với sự ưu tiên dành cho các trường có tỷ lệ trẻ em người dân tộc thiểu số cao, có đủ điều kiện kết nối Internet.

Các phương tiện truyền thông nói về dự án

Truyền hình nói về thu hẹp khoảng cách số ở trẻ em, minh chứng qua dự án XR

https://nhandantv.vn/l-2000-doi-ngoai-va-hoi-nhap-viet-nam-huong-toi-thu-hep-khoang-cach-so-o-tre-em-d168945.htm

Sinh viên Đại học Giáo dục trải nghiệm công nghệ XR và đăng ký tạo học liệu có ứng dụng XR phục vụ học tập

Bộ sách tiếng Việt đầu tiên có ứng dụng AR cho trẻ mầm non

CFC Việt Nam rất vinh dự được góp phần cải thiện điều kiện tiếp xúc với công nghệ của trẻ em nói chung và em gái nói riêng tại các khu vực còn khó khăn của Việt Nam, CFC cũng hy vọng tiếp tục nhận được sự ủng hộ của các tổ chức/ cá nhân quan tâm tới giai đoạn tiếp theo của dự án.