Làng chài sắc màu – Cùng lan tỏa điều tốt đẹp

0
1683

Năm 2014, một đề án mang tính nhân văn được tỉnh Quảng Ninh triển khai với mục tiêu đưa hàng nghìn ngư dân ở các làng chài trong quần thể di sản vịnh Hạ Long lên bờ an cư miễn phí. Nhưng sau hơn 3 năm triển khai, hiện đề án đang gặp phải nhiều vấn đề nan giải. Cả gia đình 5, 6 miệng ăn chỉ trông chờ vào con thuyền cũ rách nát.

Làng chài Hà Phong thuộc khu 8 phường Hà Phong (TP Hạ Long) với diện tích 8 ha, bao gồm 8 dãy nhà cấp 4, nền xi măng, mái lợp tôn với 364 căn hộ liền kề được hình thành. Đây là nơi tập trung của gần 400 hộ dân từ các làng chài nổi từng sinh sống trong vùng lõi di sản vịnh Hạ Long được tỉnh Quảng Ninh di dời lên bờ định cư từ năm 2014. Thế nhưng, chỉ sau 1 năm lên bờ người dân đã gặp khó khăn trong công cuộc mưu sinh. Thực tế, cư dân làng chài đều không được học hành nên đa số mù chữ, để kiếm được việc làm trên bờ là bài toán khó có lời giải.

Không có việc làm, gia đình đông con, những hệ lụy bắt đầu phát sinh và tác động mạnh đến đời sống người dân làng chài. Cuộc sống túng thiếu, nợ nần, ngư dân phải bán cả thuyền để lấy tiền trang trải. Trong đề án, ngoài diện tích đất ở (nhà cửa và các công trình phụ) người dân không có đất để chuyển đổi nghề nghiệp sang sản xuất nông nghiệp, trồng trọt hay chăn nuôi phục vụ cuộc sống tối thiểu hằng ngày. Khó khăn này khiến phần lớn trong số họ chỉ còn cách quay lại nghề cũ, mưu sinh trên vịnh Hạ Long bằng nghề đánh bắt hải sản, chèo đò chở khách.

Những hộ đánh bắt hải sản do phương tiện nhỏ, chỉ đánh bắt ven bờ, sản lượng thấp nên không hiệu quả cuộc sống khó lại khổ thêm. Những người chèo đò chở khách cho các công ty du lịch, lương bình quân được 3 triệu đồng/tháng, tự lo ăn và được nghỉ 2 ngày/tháng về thăm nhà. Các lồng bè nuôi hải sản bị dỡ bỏ vì không nằm trong quy hoạch, chỉ còn sót lại những ngôi nhà cũ không bóng người nằm trơ trọi trong lòng di sản để làm “sản phẩm” du lịch.

Trong bối cảnh như vậy, Trung tâm Sức khỏe gia đình và Phát triển cộng đồng đã nghiên cứu các ứng dụng tái chế chai nhựa (như chai nước Dasani của Coca-Cola) để  trồng cây, làm đèn chùm từ vỏ chai nhựa, sơn mới nhà văn hóa Khu phố 8 trong khu vực làng chài tái định cư Hạ Phong như một món quà nhân dịp năm cũ qua đi, năm mới đến gần cổ vũ tinh thần người dân cố gắng vượt qua khó khăn trước mắt cũng như tuyên truyền hướng người dân đến cuộc sống xanh sạch, bảo vệ môi trường, giảm rác thải nhựa

Dự án đã được công ty nước Giải khát Coca-Cola Việt Nam tài trợ toàn bộ chi phí triển khai, Khách sạn Melia là nhà tài trợ vỏ chai nhựa và CFC Việt Nam trực tiếp triển khai. Lễ bàn giao đã được tổ chức vào ngày 15/01/2019 ngay trước thềm năm mới, mang lại không khí mùa xuân bởi những chậu hoa sắc màu, những bóng đèn chùm rực rỡ. Hãy cùng CFC nhìn lại những hình ảnh đáng nhớ của dự án