CFC Việt Nam triển khai dự án Ứng dụng công nghệ thực tế ảo (XR) vào giáo dục Việt Nam do UNICEF tài trợ

0
2613

Bước sang thập kỷ thứ 3 của thế kỷ 21, UNICEF, Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam cũng như các nhà giáo dục Việt Nam đều nhất trí rằng kiến ​​thức công nghệ số là một phần tất yếu trong sự phát triển toàn diện của trẻ. Việc trang bị kiến thức công nghệ số cho trẻ em Việt Nam ngay từ độ tuổi nhỏ nhất là hết sức quan trọng nhằm thúc đẩy kỹ năng số cho trẻ em mà thông qua đó các kỹ năng xã hội, tình cảm và các kỹ năng chuyển đổi thiết yếu (kỹ năng tư duy phản biện, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp, khả năng sáng tạo…) sẽ được vun đắp từ những bậc học nền tảng. Phổ cập công nghệ số cũng góp phần vào quá trình chuyển đổi số quốc gia và chuyển đổi số trong giáo dục & đào tạo nói riêng. Nhiều quốc gia trong khu vực Đông Nam Á như Singapore, Malaysia đã triển khai các chương trình xóa mù công nghệ số cho học sinh, theo các cách tiếp cận dựa trên bối cảnh, địa phương hóa.

Với sự hỗ trợ của UNICEF, năm 2020 Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam đang soạn thảo khung năng lực số cho học sinh từ bậc học mầm non tới giáo dục phổ thông,  tổ chức thành công Hội nghị ASEAN về xóa mù công nghệ số gắn vớikỹ năng chuyển đổi vào cuối năm 2020 và hỗ trợ các địa phương triển khai sáng kiến đổi mới giáo dục, đổi mới dạy-học trên nền tảng công nghệ số vào năm 2021.

Sự bùng phát đại dịch COVID-19 toàn cầu gần đây càng thúc đẩy mạnh mẽ hơn nhu cầu cho các giải pháp chuyển giao tri thức trực tuyến, học tập có ứng dụng công nghệ.

Trong bối cảnh này, Dự án “Thí điểm ứng dụng công nghệ Thực tế ảo, Thực tế tăng cường ở hai cấp giáo dục mầm non và trung học cơ sở Việt Nam” do UNICEF hỗ trợ, tổ chức phi chính phủ CFC Vietnam triển khai trong hai năm 2020-2021 hướng đến mục tiêu phát triển, thử nghiệm và thể chế hóa sự đổi mới dạy-học dựa trên công nghệ tại các trường mầm non & trung học cơ sở ở Việt Nam. Dự án nhằm trao quyền và hỗ trợ giáo viên phương pháp tiếp cận mới trong học tập, hợp tác và thích ứng, và tác động có thể đo lường được đối với kết quả học tập của học sinh (tập trung vào kiến ​​thức kỹ thuật số & kỹ năng chuyển đổi – xem định nghĩa các khái niệm này trong bài viết/file kèm theo). Chương trình góp phần tích hợp kiến ​​thức kỹ thuật số và kỹ năng chuyển đổi được vào hệ thống giáo dục Việt Nam.

Các mục tiêu cụ thể của Chương trình này là: xây dựng năng lực của giáo viên trong việc sử dụng công nghệ Thực tế ảo, Thực tế tăng cường (Augmented Reality (AR) và Virtual Reality – VR, gọi chung là “Extended Reality – XR”) như một công cụ sáng tạo ở hai cấp học mầm non và trung học cơ sở, hỗ trợ học tập kỹ thuật số ở vùng sâu vùng xa, đặc biệt tập trung vào dân tộc thiểu số và học sinh nữ.  

Hướng dẫn sử dụng thiết bị với các cô giáo mầm non Tả Phìn – Lào Cai

Kết quả và bài học kinh nghiệm từ chương trình thí điểm này sẽ được sử dụng để đánh giá mức độ phù hợp và hiệu quả của việc giới thiệu các yếu tố công nghệ vào công tác dạy và học ở hai cấp học, đưa ra các khuyến nghị cho các hành động trong tương lai, góp phần vào khung kiến ​​thức kỹ thuật số của đất nước, tập trung vào trẻ em.

XR Platform for Education” do Eon Reality, công ty tiên phong với hơn 20 năm kinh nghiệm xây dựng giải pháp thực tế ảo/thực tế tăng cường (XR) cho nhiều lĩnh vực, đặc biệt là cho lĩnh vực giáo dục, cung cấp.

Bài giảng có dùng thực tế ảo, thực tế tăng cường trở nên sinh động, thú vị, giúp học sinh lĩnh hội nhanh hơn, một cách trực quan hơn.  Trên XR Platform for Education của EON Reality có sẵn nhiều mô hình AR/VR (với hơn 800,000 module 3D, AR đã dựng sẵn), thầy cô dễ sử dụng đưa vào bài giảng của mình. Chỉ cần tạo một tài khoản miễn phí, thầy cô đã tiếp cận được kho tài nguyên thực tế ảo, thực tế tăng cường trên nền tảng XR Platform for Education và tạo 5 bài giảng miễn phí có ứng dụng thực tế ảo, thực tế tăng cường cho lớp học của mình

CFC Việt Nam và Công ty OMT là đối tác của EON Reality tại Việt Nam. Song song với việc triển khai Chương trình trình “Thí điểm ứng dụng công nghệ Thực tế ảo, thực tế tăng cường ở hai cấp giáo dục mầm non và trung học cơ sở Việt Nam” do UNICEF hỗ trợ đến các trường mầm non và trung học cơ sở tại 4 tỉnh thành (Hà Nội, Lào Cai, Kon Tum, Đồng Tháp), CFC và OMT cũng giới thiệu XR Platform for Education của EON Reality đến các trường đào tạo giáo viên trong cả nước và hợp tác với nhiều thầy cô giáo các môn STEM uy tín, như giảng viên Đại học công nghệ thuộc Đại học Quốc gia Việt Nam, giảng viên Cao đẳng Sư phạm TW, giáo viên các trường Olympia, Wellspring, Tạ Quang Bửu.. để tập huấn, hướng dẫn các giáo viên lồng ghép các nội dung có thể dùng công nghệ thực tế ảo, thực tế tăng cường vào giáo án dạy học của mình.